0

6 cách chữa lành “đứa trẻ tổn thương” bên trong bạn | Safe and Sound

"Trong hình hài của một người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ” chất chứa những tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Đứa trẻ mà bạn đã từng là, vẫn còn tồn tại trong con người bạn.”

1. "Đứa trẻ tổn thương" bên trong bạn là gì?

Đứa trẻ bên trong mỗi người chính là đứa trẻ nội tâm, bản chất thật, chân thực, tinh khôi của mỗi người. Đây cũng là phần chứa đựng sự vui tươi tràn đầy sức sống, khả năng sáng tạo, sự bình an của nội tại bên trong tiềm thức, sâu thẳm nơi tâm hồn chúng ta. Mỗi đứa trẻ đều có tuổi thơ, ký ức riêng biệt, nó giống như lớp vỏ trong cùng của củ hành tây, cứ mỗi tổn thương lại giống như một vết trầy xước hằn lên những tổn thương khác. Theo thời gian, các lớp vỏ chứa đầy những nỗi buồn, sự cáu giận, tủi thân, mất lòng tin, bị bạo lực… cứ thế được một lớp vỏ khác bọc lên che lấp đi. Củ hành tây lớn lên giống như sự trưởng thành, trải nghiệm của con người, nhưng những vết trầy xước, tổn thương năm xưa thì vẫn nằm lại ở lớp vỏ bên trong đó.

Nếu không chữa lành đứa trẻ bên trong kịp thời, con người khi trưởng thành với những đau thương thường sẽ tự ti, mặc cảm, hổ thẹn, sợ hãi, thậm chí vô cảm, tê liệt tinh thần và mắc phải các vấn đề tâm lý nặng nề, thậm chí có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và tự làm hại chính mình. Không chỉ vậy, những cảm xúc bị kìm nén quá lâu khiến con người trưởng thành có khuynh hướng nuôi dạy con trẻ theo cách mà từ bé đã từng ao ước, mong muốn hoặc đã từng được dạy dỗ.

Ảnh 1: Đứa trẻ bên trong mỗi người chính là đứa trẻ nội tâm, bản chất thật, chân thực,
tinh khôi của mỗi người.

2. Vậy làm thế nào để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn?

2.1. Hãy tha thứ và biết ơn

Để hàn gắn những vết thương lòng của một đứa trẻ mỗi người đều phải kiên nhẫn, bao dung, tha thứ và biết ơn để lắng nghe tâm tư của đứa trẻ bên trong mình.

2.2. Chấp nhận và đối diện cảm xúc

Việc từ chối những tổn thương làm con người chìm đắm trong nỗi buồn và mãi chỉ muốn chạy trốn nó. Hãy học cách chấp nhận và quan sát cảm nhận của mình trước khi phán xét.

2.3. Trò chuyện với đứa trẻ trong vô thức

Trò chuyện với đứa trẻ bên trong để kết nối với nguyên nhân gây ra nỗi ám ảnh, bằng cách viết nhật ký để tâm sự với chính mình, giải tỏa những niềm đau và năng lượng tiêu cực.

2.4. Thiền định

Ảnh 2: Thiền định giúp tâm trí tĩnh lặng, bình an và sống trong những ký ức ấy

2.5. Cho phép bản thân làm những việc mình thích khi còn nhỏ

Thử làm những điều ngày bé bạn thích làm mà chưa được làm hoặc chưa có cơ hội làm. Một điều gì đó mới mà bạn vẫn muốn thử nhưng vì một lý do gì đó, mình chưa làm được…

2.6. Đọc sách

Đọc sách không chỉ giúp bạn thư giãn hay tăng thêm kiến thức sống mà còn giúp bạn hiểu hơn về chính con người của bạn. Chữa lành giúp mọi người đón nhận cảm xúc của bản thân, đón nhận tổn thương, chấp nhận những ưu, khuyết điểm mình có. Trở thành người trưởng thành biết tôn trọng và chăm sóc nhu cầu riêng, từ đó sống tích cực và vui vẻ hơn, có những mối quan hệ hòa hợp, thăng hoa và hạnh phúc hơn.

: 6 cách chữa lành “đứa trẻ tổn thương” bên trong bạn | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound